Triết học về bản tính, trí tuệ và cảm xúc Trình_Di

Bản tính và cảm xúc của con người

Bản tính con người(xing) đã trở thành một chủ đề gây tranh cãi từ khi Á thánh Mạnh Tử biện hộ cho quan điểm bản tính con người là thiện(xing shan). Sự tốt đẹp trong bản tính con người theo cách hiểu này được gọi là “tính thiện”. Tính thiện này có nghĩa là lòng nhân từ và khả năng phân biệt giữa thiện và ác. Trình Di về cơ bản là đồng tình với quan điểm của Mạnh Tử về vấn đề này và đi xa hơn trong việc thiết lập một nguyên lý bản thể học cho nó. Ông tuyên bố rằng bản tính con người và Đạo là một, vì vậy bản tính con người là tương đương với “Lý”. Bản tính con người là thiện vì “Đạo” và “Lý” là cực thiện, từ đó đạo đức được hình thành. Theo cách nhìn nhận này, Trình Di nâng nhận định rằng bản tính con người là thiện trở thành một nhận định mang tính bản thể học,  một điều không quá rõ ràng trong học thuyết của Mạnh Tử.

Theo Trình Di, tất cả mọi hành động xuất phát từ bản tính con người đều tốt đẹp. Tùy vào từng trường hợp khác nhau, bản tính con người cho thấy những khía cạnh khác nhau của “Lý” – Cụ thể, là nhân-humanity (ren), nghĩa-righteousness (yi), lễ-propriety (li), trí-wisdom (qi), tín-trustworthiness (xin)(5 khía cạnh của “Lý” đại diện cho 5 đức tính của con người). Con người biết yêu thương bởi vì lòng nhân tồn tại cơ bản trong bản tính mỗi người. Khi trái tim được lòng nhân thúc đẩy để tạo ra sự cảm động, tình yêu thương sẽ ngày càng tăng. Tuy nhiên, tình yêu thương thuộc về khía cạnh cảm xúc(quing) và vì vậy không phải là bản tính tự nhiên của con người(Tân Nho giáo xem cảm xúc của con người như là sự phản ứng của bản tính con người đối với ngoại cảnh). Trình Di tranh luận rằng chúng ta có thể nhận ra nguyên lý cơ bản của lòng nhân từ lòng yêu thương trong chúng ta. Lòng trung thành- Loyalty (zhong) và sự đồng cảm- empathy (shu) cũng chỉ là cảm xúc và vì vậy không phải bản tính của con người. Nhờ có lòng nhân, con người có thể yêu thương, trung thành và đồng cảm. Tuy nhiên, trong quan điểm của Trình Di về lòng yêu thương, nó chỉ là một chức năng của lòng nhân và sự đồng cảm là một biểu hiện của lòng nhân.

Như một nguyên lý Đạo đức trong bản tính con người, lòng nhân mang ý nghĩa khách quan. Khi một người đang rèn luyện lòng nhân, họ hành động một cách vô tư giữa mọi sự việc. Lòng nhân không thể tự bộc lộ mà phải thông qua con người. Vì tình yêu thương là một cảm xúc, nó có thể đúng hoặc sai. Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng lòng nhân là một nguyên lý mà lòng yêu thương phải phục tùng theo. Trái với quan điểm của Trình Hào khi ông cho rằng lòng nhân là một nguồn lực tạo ra động lực và tái tạo động lực, Trình Di đánh giá lòng nhân chỉ đơn thuần là một nguyên lý đạo đức.

Lòng nhân, được hiểu như là một nguyên lý đạo đức, cũng có một hình tượng bản thể học như “Lý” và “Đạo”, là nền tảng trong khi lòng trắc ẩn hay tình thương là chức năng của nó. Một chức năng khác của lòng nhân thể hiện qua lòng hiếu thảo(xiao) và tình cảm anh em(ti). Dân tộc Trung Hoa xem những đức tính này như những đức hạnh trọng yếu bắt đầu từ thời đại nhà Chu. Luận ngữ cũng từng đề cập rằng đức hiếu thảo và tình anh em là cội rễ của lòng nhân. Tuy nhiên, Trình Di đưa ra một cách diễn giải khác khi khẳng định rằng lòng hiếu thảo và tình anh em là cội rễ của việc thực hành đức nhân. Một lần nữa, với quan niệm này, Trình Di xem lòng nhân là một nguyên lý và lòng hiếu thảo cũng như tình anh em chỉ là một cách hiện thực nó. Khi một người ứng dụng lòng nhân vào các mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, người đó sẽ thể hiện lòng hiếu thảo, vào các mối quan hệ với anh chị em, người đó sẽ thể hiện tình anh em. Ngoài ra, Trình Di cũng cho rằng việc thực hiện lòng hiếu thảo và tình anh em là bước khởi đầu của việc thực hiện lòng nhân.

Nếu chúng ta cố định lòng nhân là một yếu tố nền tảng trong khi tình thương, lòng hiếu thảo, tình anh em chỉ là biểu hiện của nó, chúng ta cũng cần chú ý rằng theo Trình Di yếu tố nền tảng không thể tự thể hiện nó hay những biểu hiện của nó. Những biểu hiện của lòng nhân như được đề cập ở trên chỉ có ý nghĩa rằng trí tuệ và cảm xúc của một người nên phát tiết sao cho phù hợp với các mối quan hệ và tình huống phức tạp trong cuộc sống. Đây là ý nghĩa của từ “tĩnh”(“static”) được dùng ở các đoạn trên. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu, lòng nhân như một phần bản tính của con người đã được diễn giải khác biệt với lòng nhân của Mạnh Tử, học thuyết về sự quân bình(Trung Dung), Bình luận Kinh Dịch(the Commentary of the Book of Change), như học giả Mâu Tông Tam đã chỉ ra. Mâu cũng tranh luận rằng 3 khái niệm được đề cập đã gầy dựng nên một cách hiểu phổ biến về Đạo vừa là yếu tố nền tảng vừa là sự vận động. Không quá ngạc nhiên, quan điểm của Trình Di về bản tính tự nhiên của con người và “Lý” là hoàn toàn khác biệt với quan điểm của anh trai ông Trình Hào.

Tương tự, những khía cạnh khác trong bản tính con người như nghĩa, lễ, trí và tín cũng chỉ là những nguyên lý về những khía cạnh của một con người. Mỗi cá nhân nên thuận theo những quy luật này trong việc đối diện với những vấn đề trong cuộc sống hằng ngày.[2]

Tâm trí

Tính hai mặt của “Lý” và “Khí” trong bản thể học của Trình Di cũng được thể hiện trong quan điểm về Đạo đức của ông, dẫn tới việc tạo ra 3 khái niệm là bản tính con người, cảm xúc con người và tâm trí của con người. Trong Đạo đức của Trình Di, tâm trí của con người không phải lúc nào cũng thuận với bản tính của con người; vì vậy con người đôi khi thực hiện những hành động tồi tệ. Điều này là vì thực tế bản tính con người phụ thuộc vào “Lý” còn tâm trí và cảm xúc thì lệ thuộc vào “Khí”. Trong chừng mực mà tâm trí con người chịu sự chi phối bởi những ham muốn khao khát được thỏa mãn, thì tâm trí đưa con người vào sự nguy hiểm. Mặc dù nói theo bản thể học thì “Lý” và “Khí” không thể tách rời nhau nhưng những ham muốn và “Lý” thì đối nghịch nhau. Trình Di nhấn mạnh rằng chỉ khi những ham muốn được loại bỏ thì “Lý” mới có thể được bảo tồn. Khi điều này diễn ra, Trình tiếp tục, tâm trí sẽ thuận theo “Lý”, và nó sẽ chuyển đổi từ tâm trí của một người(ren xin) thành tâm trí của Đạo(dao xin). Vì vậy, con người nên luyện tập tâm trí để thúc đẩy quá trình chuyển đổi đó. Tuy nhiên, đối với Trình Hào, “Lý” đã tồn tại sẵn trong tâm trí của một người, và một người khởi phát tâm trí của họ cho hiệp đồng với “Lý”. Tâm trí không cần tìm kiếm sự thuận theo với “Lý” để tạo thành một thực thể duy nhất, như Trình Di đã đề cập. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng khái niệm về tâm trí của Trình Di trong vấn đề Đạo đức học có điểm khác so với quan điểm của Mạnh Tử. Mạnh Tử cho rằng tâm trí là một biểu hiện của bản tính con người, và nếu bản tính con người được khởi phát hoàn toàn, thì tâm trí cũng sẽ biểu lộ một cách rõ nét. Với Mạnh Tử, tâm trí và bản tính là giống nhau. Tuy nhiên, đối với Trình Di, “Lý” và bản tính con người là một nhưng khác với tâm trí. Sự khác biệt của hai nhà tư tưởng này tạo nên sự sáng lập của 2 trường phái Tân Nho giáo: Phái chuyên nghiên cứu về Lý(li xue) và phái chuyên nghiên cứu về Tâm(xin xue). Phái Lý học được bắt nguồn từ Trình Di và phát triển bởi Chu Hy còn Phái Tâm học được khởi xướng từ Trình Hào và được kế thừa bởi Lục Cửu Uyên(1139-1193) và Vương Dương Minh.[2]     

Tính ác

Theo Trình Di, con người tồn tại nhờ vào bản chất của Khí. Bản chất của con người chứa nhiều yếu tố của “Khí”, một vài yếu tố thì tốt còn một số thì xấu. Những yếu tố của “Khí” được một tả bằng những thuật ngữ như “mềm” hay “cứng”, “yếu” hay “mạnh” và tương tự. Vì tâm trí của con người lệ thuộc vào “Khí” nên nó chịu tác động của “Khí” và tính ác sẽ phát triển từ những phần bất ổn và không trong sạch trong “Khí”

Khí được dùng để giải thích một cách rộng hơn về những đặc điểm tâm lý và thể chất bẩm sinh của con người. Ngoài “Khí”, những nhân tố bẩm sinh khác(gọi là “cai”) sẽ tạo ra tính ác. So sánh với “Khí”, “Cai” thì cụ thể hơn và dùng để chỉ cả những ham muốn đạo đức và những ham muốn vô đạo đức. “Cai” thường được dịch là “talent”(tài năng). Nó ảnh hưởng đến tư cách “đạo đức” của một người cũng như cá tính của họ. Trương Tải đã tạo ra một thuật ngữ mới là “tính vật chất”(qizhi zhi xing) để gọi cái phần bẩm sinh này. Mặc dù Trình Di có sử dụng khái niệm”tính vật chất” nhưng A.C. Graham đã chú thích rằng thuật ngữ này chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong toàn bộ tác phẩm của anh em họ Trình như một biến thể là xingzhi zhi xing. Tuy nhiên, biến thể này đã thay thế hoàn toàn việc đọc thuật ngữ cũ trong nhiều tác phẩm. Trình Di nghĩ rằng những nhân tố bẩm sinh(cai) sẽ làm cho con người thiên về xấu hoặc tốt từ thuở còn thơ ấu. Ông dùng một số tính chất tương đồng có trong nước để mô tả quan niệm này: một vài dòng sông sẽ chảy thẳng ra biển mà không bị dơ bẩn nhưng một số khác chỉ đi được một đoạn ngắn thì đã trở nên vẩn đục. Mặc dù khởi đầu các dòng sông này là như nhau. Tương tự, các “cai” của Khí có thể là trong sạch hay vẩn đục. Tuy nhiên, vì những người này cùng sở hữu một bản tính tốt lành như bất kì người nào khác, họ có thể tự giải thoát mình khỏi sự tự hủy hoại hoặc tự phủ định điều tốt lành. Vì vậy, Trình Di khuyến khích mọi người nỗ lực để loại bỏ những khía cạnh tai hại của “Khí”, cái mà gây nên những nhân tố xấu, và nuôi dưỡng “Khí” để phục hồi tình trạng bình thường của nó. Khi mà “Khí” đã được điều chỉnh, không còn nhân tố bẩm sinh nào bị thiên lệch nữa.

Như đã đề cập ở trên, Trình Di cho rằng những ham muốn của con người cũng chính là nguyên nhân của lòng ích kỉ, cái mà dẫn đến những hành động xấu xa. Những ham muốn làm cho tâm hồn con người trở nên xấu xa không cần phải là một người trụy lạc. Vì chúng thuộc về phần bản năng, một người sẽ lạc lối nếu họ bị dẫn dụ bởi các ham muốn. Bất kì ý định xuất phát từ những ham muốn các nhân nhỏ nhất sẽ che mờ bản tính của con người; thậm chí cái mà Mạnh Tử gọi là “Khí hạo nhiên” sẽ bị sụp đổ. Vì vậy, mục đích cao nhất của việc tu dưỡng đạo đức là để đạt đến cảnh giới của một vị Thánh, người mà có thể tuân theo các quy luật một cách tự nhiên mà không có chút tư tâm nào.

Hai anh em họ Trình viết: “Sẽ thật sự thiếu sót nếu như chỉ nói về bản tính con người mà không nói đến “Khí” và thật là thiếu sáng suốt khi chỉ nói về “Khí” mà không nhắc đến bản tính con người”. Sự nhấn mạnh của Trình Di về ảnh hưởng của “Khí” đối với bản tính của con người phản ánh rõ ràng lời bàn luận này. Ông chú trọng xem xét bản chất của Khí; Tuy nhiên, “Khí” không đóng vai trò quyết định trong hành vi đạo đức của con người.[2]